Váy thổ cẩm dân tộc

0/5

frontend.home.describe

Mộc Châu không chỉ hấp dẫn bởi cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp mà còn để lại nhiều ấn tượng sâu sắc đối với du khách bởi những nét văn hóa độc đáo của đồng bào các dân tộc nơi đây, trong đó phải kể đến nghề dệt thổ cẩm. Hiện nay, các sản phẩm thổ cẩm: khăn piêu, áo cóm, túi xách, rèm cửa, khăn trải bàn,... do các nghệ dân người dân tộc Thái ở đây làm ra với mẫu mã đa dạng, hoa văn tinh tế đang từng bước tạo được thương hiệu riêng và đón nhận được tình cảm của đông đảo du khách gần xa.

Với tình yêu nghề dệt thổ cẩm, cùng mong muốn lưu giữ những nét đẹp truyền thống của dân tộc Thái, hơn 40 năm qua, bà Lường Thị Sen, bản Áng, xã Đông Sang, huyện Mộc Châu vẫn miệt mài dệt nên những tấm vải thổ cẩm đa  sắc màu, được người tiêu dùng ưa chuộng. Ngay từ khi còn bé, bà đã được mẹ truyền dạy lại những kỹ thuật và kiến thức nghề dệt. Để có được một tấm vải thổ cẩm mất rất nhiều công đoạn như: Quay sợi, mắc khung, tạo hoa văn, dệt, nhuộm,...Trong đó việc tạo hình các hoa văn lên sản phẩm sao cho hài hòa, cân đối là công đoạn khó nhất, đòi hỏi tính sáng tạo và đôi tay vô cùng khéo léo của người thực hiện. Trung bình một tấm vải để làm áo, váy khoảng 0,7 - 1m2 phải làm hơn một tuần, với những tấm vải rộng làm chăn diện tích khoảng 2,5 - 3m2 có khi phải mất cả tháng mới dệt xong.

Là người đã theo học nghề làm vải thổ cẩm, chị Lường Thị Hiền, bản Vặt, xã Mường Sang cũng mong muốn lưu giữ, phát triển những tinh hoa văn hóa của dân tộc. Đến nay, tay nghề đã vững, chị đã có thể làm ra những sản phẩm thổ cẩm để bán cho khách du lịch và bán cho một số cửa hàng lưu niệm tại Mộc Châu và Hà Nội. Việc làm này đã mang lại thu nhập cho chị hơn 4 triệu đồng mỗi tháng.

Những sản phẩn được các nghệ nhân là đồng bào dân tộc Thái ở Mộc Châu làm ra như: Chăn, đệm, vải thường đa dạng về mẫu mã, hình thức đẹp, chất lượng vải tốt, sử dụng được lâu dài, giá thành hợp lý nên bà con trong vùng rất ưa chuộng. Nghề dệt ở đây còn đang là một loại hình du lịch có sức hấp dẫn lớn không chỉ đối với nhiều du khách mà còn là điểm đến trải nghiệm khám phá lý thú cho các em học sinh từ mọi miền tổ quốc.

Để nghề làm vải và dệt thổ cẩm không bị mai một, các cụ cao tuổi có kinh nghiệm ở bản Áng, xã Đông Sang đã và đang truyền dạy cho con, cháu trong gia đình cùng nhiều chị em trong Chi hội phụ nữ bản. Đều đặn hằng ngày, sau khi kết thúc việc đồng áng, chị em học nghề lại tập trung tại Nhà Văn hóa cộng đồng để được hướng dẫn những kỹ thuật thêu, dệt, những công thức để có thể nhuộm được một tấm vải có màu sắc đẹp và bền.

Để khuyến khích người dân duy trì nghề truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, huyện Mộc Châu cũng đang có những hộ trợ cụ thể trong việc bảo tồn và phát triển nghề dệt vải thổ cẩm.

Sự hỗ trợ từ phía nhà nước, cùng với sự quyết tâm của mỗi người dân trong việc khôi phục gìn giữ nghề dệt thổ cẩm không chỉ góp phần gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc mà còn là cơ sở để Dệt thổ cẩm của đồng bào Thái ở Mộc Châu vừa có thể là “Nghề” giúp người dân phát triển kinh tế vừa có thể tạo ra thật nhiều sản phẩm mang đậm bản sắc để giới thiệu đến với du khách thập phương…

frontend.review.title

0 / 5

(0 frontend.review.title)


frontend.review.filter